Đó là những gì chúng tôi tai nghe, mặt thấy đầu tiên tại nhà mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Tuê, (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Năm nay, mẹ đã bước sang cái tuổi “xưa nay hiếm” 95 tuổi, mắt mù, tai điếc, nhưng vẫn phải sống trong túp lều tranh, vách đất. Cho dù, mẹ có người con trai là liệt sĩ Trần Trọng Thể hy sinh năm Mậu Thân.
Người mẹ khốn khổĐang dò đường hỏi nhà mẹ Tuê, bất chợt chúng tôi bắt gặp một thanh niên xiêu vẹo, trạc tuổi 28-30 gì đó, nghêu ngao hát, “Đời mẹ nghèo, phông áo rách, áo rách nên…”. Giọng anh ta ề à, cứ lặp đi, lặp lại lẫn với mùi rượu từ trong người toát ra.
"Các con ra đi đã mấy chiến trường... mang theo cả tình thương của mẹ"Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được đến nhà mẹ Tuê vào một ngày cuối tháng10/2010. Hà Tĩnh vẫn đang bị dư âm của hai cơn lũ khủng khiếp, vì thế đâu đâu cũng toàn nghe chuyện cứu trợ, cứu nạn, ủng hộ dân vùng lũ nghe mà thảm cảnh.
Ngôi nhà của mẹ Tuê rộng chừng 15m2, thấp lè tè như lều vịt, mái được lợp ngói đỏ lẫn với tranh, chỗ sáng, chỗ tối trông dột nát. Xung quanh tường được phết bằng phên tre trộn lẫn với bùn non trông lem luốc. Trong nhà hầu như không có gì đáng giá, ngoài chiếc giường kê sát vách lá, nơi mẹ Tuê nằm đã không biết bao nhiêu năm trường.
Thấy có khách lạ, mẹ cố gượng dậy mời chúng tôi ngồi chơi. Mẹ Tuê mù lòa, chân tay yếu đi đứng không vững. Ấy vậy, mẹ vẫn tinh tường bảo chúng tôi ngồi tạm xuống cạnh gường để trò chuyện cùng mẹ cho khuây. Lâu nay, ít người qua thăm mẹ. Chiếc chiếu độc nhất đêm qua bị dột mưa ướt phần nửa đã được ai đó đưa ra rào phơi giùm. Thành thể gường mẹ nằm không có chăn, chiếu.
Anh bạn đồng nghiệp của tôi chạy ù ra ngoài hỏi mua cho mẹ chiếc chiếu nhưng không được. Cảm động, mẹ cười hóm hỉnh rồi nói: “Mẹ quen rồi”, và lặng thinh không nói. Tôi bỗng thấy đôi mắt cay xòe.
Hồi lâu, mẹ kể, giọng khàn khàn, câu được, câu mất: Ngày ấy, cả gia đình mẹ tham gia cách mạng. Bản thân mẹ và chồng cùng anh em con cháu đều nêu cao khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, và đã được Nhà nước tặng thưởng rất nhiều huân, huy chương cùng tấm bằng “Gia đình vẻ vang” cao quý.
Di ảnh liệt sĩ Trần Trọng Thể và tấm bằng Tổ quốc ghi côngRồi bốn người con của mẹ đều tòng quân. Người con cả của mẹ là anh Trần Trọng Thể đã ngã xuống năm 1968, trong một trận đánh oanh liệt với địch ở chiến trường B. Ba đứa còn lại, may mắn trở về nhưng phải đi xa kiếm sống mà cũng không khá giả gì.
… Và ước mơ ngôi nhà hương khóiMấy người hàng xóm nói: Ngày trước, mẹ Tuê khỏe lắm chạy đôn, chạy đáo khắp nơi, không có chuyện gì là không đến tay mẹ, vì thế mọi chuyện trong nhà, mẹ vẫn một mình lo liệu chu tất.
Nhưng giờ mẹ già “mỏi gối, chùng chân”. Hơn nữa sống trong cảnh mù lòa, đi đứng không vững, cuộc sống mẹ chủ yếu dựa vào lũ con. Ông trời bắt tội, nên mấy đứa con của mẹ cũng nghèo, cũng khổ. Giờ chỉ có đứa con thứ là anh Trần Hưng Đạo, đau yếu liên miên do vết thương, nên ở lại với mẹ.
[b][/b]
"Đời mẹ nghèo, phông áo rách..."Biết có PV đến thăm mẹ Tuê, ông Trương Công Bình - Chủ tịch UBND xã Kỳ Trinh cũng sang và giải thích: Sở dĩ đến giờ mẹ Tuê vẫn phải sống trong cảnh chật chội, ẩm mục, chưa được hỗ trợ làm nhà, vì xã còn nghèo quá. Vả lại, đơn thư của mẹ Tuê chuyển lên phòng LD& TB-XH huyện Kỳ Anh xin ý kiến. Tuy nhiên, mãi đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm...
Ông Bình còn cho biết: Năm ngoái, xã đã hỗ trợ kinh phí xóa nhà tranh tre (1 triệu) chứ không phải là hỗ trợ cho làm nhà cho gia đình chính sách.
Anh Hưng Đạo tâm sự: Mấy hôm trước mưa lũ dữ quá, khiến nhà mẹ ướt nhoẹt, anh phải chạy sang bế mẹ lên nhà trên nhưng cũng chẳng ăn thua gì, vì nhà anh cũng mối mọt gần hết, không hơn gì mẹ.
Rồi anh xót xa: Thực lòng, tôi rất muốn lo cho mẹ nơi ăn, chốn ở tử tế lúc cuối đời, nhưng ngặt nỗi nhà quá nghèo, nghề nghiệp chẳng có, trong khi bản thân đau ốm liên miên, lấy đâu ra tiền xây nhà cho mẹ”. Những giọt nước mắt trong anh – một thằng đàn ông bất lực lã chã rơi xuống. “Tôi có lỗi với mẹ nhiều…”.
[b][b][/b][/b]
Đã không biết bao nhiêu lần mẹ nhờ người viết đơn cho cơ quan chức năng kêu hộCăn nhà của mẹ, hầu hết bức tường đã rụng đất, còn trơ lại phên tre và tấm Bằng Tổ quốc ghi công ố vàng vì thời gian. Ngay đến cả di ảnh của liệt sĩ Trần Trọng Thể cũng phải gửi tạm lên nhà con, vì nhà mẹ chẳng có nơi nào thờ cúng...
Trước khi ra về, mẹ còn nhắn: “Đừng trách cứ gì ai các con nhé. Già chỉ mong có một ngôi nhà nhỏ thờ chồng, thờ con và để sống nốt quãng đời còn lại... là đủ