Dãy đất miền Trung nước ta sở hữu nhiều bãi biển đẹp nhưng có lẽ chỉ có duy nhất một bờ biển có màu vàng rực. Đó là biển Sa Huỳnh-Quảng Ngãi. Trong khi nhiều bãi biển khác đã được và bị khai thác du lịch thì Sa Huỳnh vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ vốn có…
Bo bien vang
| This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 600x450 and weights 51KB. |
Bãi biển
Sa Huỳnh hoang sơ, nằm cạnh QL 1A.
“Hỏi mình biển đẹp vô ngần/Sóng xanh như đến dừng chân
Sa Huỳnh”, câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu góp phần níu chân khách
du lich ghé lại bờ biển vàng. Ở bãi
Sa Huỳnh cát có màu vàng rực rỡ. Dưới nắng mặt trời chói chang, màu cát gần như chuyển sang cam. Nước biển ở đây trong xanh. Cát vàng và biển xanh là tính “đặc hữu”
Sa Huỳnh. Bãi hiển
Sa Huỳnh luôn được khách
du lich ưu ái dừng chân dù chỉ để ngắm biển, đưa tay vốc lấy những hạt cát vàng rực.
Nằm sát quốc lộ 1A,
Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (tỉnh
Quảng Ngãi). Có lẽ cái tên
Sa Huỳnh được đặt từ màu của những hạt cát. Người dân địa phương lý giải rằng,
Sa Huỳnh trước đây có tên là Sa Hoàng. Nhưng để tránh “húy” chúa Nguyễn Hoàng nên chữ “hoàng” được đổi thành “huỳnh” nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Hiện nay, nhắc đến địa danh này, người ta lại liên tưởng đến vùng đất chiến tranh khốc liệt mấy mươi năm trước và sự kiện quyển nhật ký nổi tiếng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Xưa là một làng chài nghèo xơ xác, ngày nay
Sa Huỳnh là một thị trấn nhỏ, xinh xắn sở hữu bờ biển vàng. Khách
du lich đến đây phần lớn là những người yêu quý biển xanh và thiên nhiên hoang sơ. Mùa hè, nắng như đổ lửa,
Sa Huỳnh càng rực rỡ. Nhiều đoàn khách Tây đi qua đây đã chọn
Sa Huỳnh làm điểm dừng chân dù không có trong lịch trình. Bờ biển được người dân địa phương tôn trọng và giữ gìn nên bãi luôn sạch đẹp. Khách
du lich đến đây nhiều người không ngần ngại để lưng trần nằm trên cát để cái nóng thẩm thấu qua da, rồi chạy ào xuống biển đắm mình trong làn nước xanh trong lành, mát rượi.
Nằm gần dãy Trường Sơn hùng vĩ nên thiên nhiên kiến tạo ở
Sa Huỳnh nhiều cảnh quan xinh đẹp. Dọc bãi biển có nhiều đá núi, tạo nên những hang, hốc, ghềnh... Gần dãy cát vàng
Sa Huỳnh như một mảnh lụa khổng lồ là Hóc Mó với vô số những khối đá lớn nhỏ, những bờ cát với rừng dương ru điệu hát của biển. Cách đó không xa là Bãi Con. Có một bãi biển nằm gọn giữa hai bãi đá được người dân địa phương là Bãi Con. Nhưng bãi sức chứa đến vài trăm người.
Bo bien vang
Bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở huyện Đức Phổ-
Quảng Ngãi.
Một chuyến đến
Sa Huỳnh vừa khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng cát vàng vừa tìm hiểu nét văn hóa bản địa là chuyến đi lý tưởng cho khách
du lich “bụi”. Có một điểm đến là bảo tàng văn hóa
Sa Huỳnh khách
du lich không thể bỏ qua để tận mắt chứng kiến nền văn hóa Chăm-pa ngàn năm. Độc đáo nhất là mộ chum-kiểu mai táng của người Chăm-pa xưa, luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà khảo cổ học. Bệnh xá Đặng Thùy Trâm nằm cặp quốc lộ với kiến trúc hiện đại và thân thiện với môi trường là địa chỉ đỏ trong các chương trình hành trình về nguồn khi đến
Quảng Ngãi. Bệnh xá được xây dựng từ kinh phí khắp mọi miền đất nước gởi tặng đồng bào ở vùng quê nghèo, còn ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Bệnh xá còn là một “bảo tàng” chiến tranh của Đức Phổ nói riêng,
miền Trung khói lửa nói chung. Khách
du lich đến đây sẽ nghe, nhìn và thấu hiểu hơn về tấm gương bác sĩ Trâm trong những năm chiến tranh ác liệt.
Sa Huỳnh còn là vùng đất của văn hóa. Sự phong phú về văn hóa đã bù đắp cho sự còn thiếu sản phẩm
du lịch, để giữ chân khách
du lich. Bài hát chòi xứ Quảng hiện vẫn còn phổ biến bên cạnh những điệu ru, câu hò. Khách
du lich ngạc nhiên thích thú với những điệu hò cấy lúa, giã gạo, hò hố, hát ông chú, hát bài chòi, hát lo tô với tiếng “nẫu” khó nghe nhưng nghe rồi lại thấy lạ lùng và thân thuộc. Giọng hò không ngọt lịm nhưng các điệu hò miền Tây mà mang theo vị mặn của muối, của biển, của nắng gió, khó khăn nhưng thân thuộc bởi sự nhiệt tình, hiếu khách của con người. Nét văn hóa này đang được tận dụng để khai thác
du lịch... Khi rời Sa Huỳnh, khách
du lich vẫn nhớ hoài câu ca: “Anh thương em thương lụn, thương bại, thương dại, thương điên
Anh cầm một tiền anh nói rằng một quan” hay sự đằm thắm và mãnh liệt của tình yêu người con gái: “Em thương anh vô giá quá chừng/Trèo non quên mệt, ngậm nước gừng quên cay”.