Similar topics | - » thiết kế in phông cưới lấy ngay,in phongi hội thảo,phông sân khấu,cho thuê khung sắt backdrop
- » khai giảng lớp nghiệp vụ xây dựng giám sát /định giá /chỉ huy /quản lý /đấu thầu/dự toán tại Hà Nội ,TP HCM ,Đà Nẵng ,Hải Phòng ,Cần Thơ , Đaklak , Hà Tĩnh ,Vũng Tàu , các tỉnh thành trong cả nước
|
Latest topics | » nhà bạt tại hà nộiSat May 09, 2015 8:46 am by prince1993tb » cho thuê gian hàng hội chợ,gian hàng triển lãmMon Mar 16, 2015 9:15 am by prince1993tb » cung cấp đội lân sư rồng chuyên nghiệpSat Jan 31, 2015 11:39 am by prince1993tb » cung cấp DJ tại hà nộiSat Jan 31, 2015 11:39 am by prince1993tb » tổ chức sự kiện chuyên nghiệpSat Jan 31, 2015 11:38 am by prince1993tb » Tuyển sinh du học Nhật Bản 2015 đợt nhập học tháng 7/2015Sun Jan 25, 2015 10:38 pm by vietsse19 » Dịch vụ cưới hỏi trọn gói tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:22 am by prince1993tb » cho thuê cổng hơi rối hơi sự kiệnFri Dec 19, 2014 11:15 am by prince1993tb » cho thuê ô dù tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:12 am by prince1993tb » tổ chức sinh nhật cho bé yêuFri Dec 19, 2014 11:08 am by prince1993tb » cho thuê cổng hơi rối hơi sự kiệnFri Dec 19, 2014 11:06 am by prince1993tb » cho thuê âm thanh ánh sáng giá hợp lý tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:05 am by prince1993tb » cho thuê bàn ghế sự kiệnFri Dec 19, 2014 11:03 am by prince1993tb » lắp đặt nhà bạt không gian tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:02 am by prince1993tb » Tuyển sinh du học Nhật Bản 2015 đợt nhập học tháng 4/2015Thu Nov 13, 2014 9:43 am by vietsse19 » Cho thuê nhạc công,cho thuê MC Chú Cuội,Chị Hằng 0466868964 Cung cấp các tiết mục ca múa nhạc thiếu nhi,nhóm nhạc Họa Mi,Cánh Diều Hông 0466868964Dịch vụ cho thuê sân khấu,âm thanh,ánh sáng,tổ trức trọn gói trung thu cho bé 0979924144Sat Sep 20, 2014 3:23 pm by nguoimauachau » Tuyển sinh du học Nhật Bản 2015 đợt nhập học tháng 1Fri Sep 12, 2014 3:51 pm by vietsse19 » Cho thuê đội múa lân chuyên nghiệp hình thức đẹp mắt 0979.924.144 0466868964 Cung cấp các tiết mục ca múa nhạc thiếu nhi 0979.924.144 Cho thuê đầu lân, trang phục múa lân 0979.924.144 dịch vụ múa lân trung thu 0466868964Sat Aug 23, 2014 3:12 pm by sukienVIP85 » Cung cấp các tiết mục xiếc, ảo thuật, hề bóng, MC 0979.924.144 Cung cấp và cho thuê các nhóm hài Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Công Lý 0979.924.144 Cho thuê đội múa lân chuyên nghiệp hình thức đẹp mắt 0979.924.144 0466868964Sat Aug 23, 2014 2:59 pm by sukienVIP85 » Cho thuê xiếc khỉ, ảo thuật, nhóm múa thiếu nhi tại HN Cung cấp các tiết mục xiếc, ảo thuật, hề bóng, MC 0979.924.144 Cung cấp và cho thuê các nhóm hài Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Công Lý 0979.924.144Sat Aug 23, 2014 2:46 pm by sukienVIP85 |
Hộ Trợ Online | Admin SModeratorModerators
|
|
| bài thảo luận phong tục tập quán | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
đăngthịthuýnga
Bài Viết : 21 Điểm : 5218 Reputation : 2 Ngày Tham Gia : 19/09/2010 Tuổi : 35 Địa Chỉ : 49b2 dulich
| Tiêu đề: bài thảo luận phong tục tập quán Mon Sep 20, 2010 9:12 pm | |
| đề bài: tìm hiểu phong tục tập quán của nguờiviệt liên quan đến sơ sinh thơ ấu có thẻ trên cỏ sở đó rút ra nhận xét gì?liên hệ với dân tộc khác? bài làm 23. Dạy con từ thủa bào thai Tục ngữ Việt Nam có câu: "Dạy con từ thủa còn thơ - Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về".
ở đây chúng tôi muốn nêu: Không những dạy con từ thủa còn thơ mà phải dạy con ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Bởi vì cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của người phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của đứa trẻ sau này.
Người xưa thường nói: "Đàn bà hiền dịu, thì dễ có con. Thai sản là lẽ tự nhiên của trời, đất. Người không bệnh thì không cần phải uống thuốc".
Theo y học cổ truyền "...Tâm khí kinh sợ thì con bị điên, thận khí không đủ thì con hở thóp, tì khí không hoà thì con gầy còm, tâm khí hư kém thì con nhút nhát. Con là theo khí mẹ, mẹ không cẩn thận sao được! Mẹ chớ uống nhiều thứ thuốc, uống nhiều rượu, chớ châm cứu xằng xiên, chớ đi đại, tiểu tiện vào chỗ không thường đi, chớ trèo cao xông pha hiểm trở, chớ gánh vác nặng nhọc, chớ giao cấu phóng túng, chớ nằm ngủ nhiều, chớ mặc áo quần quá ấm, chớ ăn cơm quá no. Tinh thần phải chấn tĩnh, không phạm đến thất tình ( mừng quá, giận quá, đau thương quá, ghen ghét quá, yêu quá, ham muốn quá v.v...). Muốn con sau này sinh ra thẳng thắn nghiêm trang thì người mẹ nên miệng nói lời ngay thẳng, làm việc ngay thẳng. Đàn bà rắp tâm làm việc ác thì không sinh đẻ được, người ta cứ tưởng là tại trời ghét bỏ, biết đâu rằng: Đó chính là do tự mình gây ra. Vì khí ở gan ruột bị uất kết, ba bộ mạch: tâm, tì, thận đều bị uất nên khó sinh..." (Theo "Phụ đạo sán nhiên" của Hải Thượng lãn ông).
Vì lẽ đó dân gian có câu: "Cây khô không có lộc, người độc không có con".
Cần phải giáo dục con từ trong bụng mẹ mà thuật ngữ khoa học gọi là "Thai giáo". Ngày xưa các bậc tiền bối đã răn dạy người mẹ tương lai (sản phụ) không được giận dữ, hoảng hốt, không được nghĩ điều xấu, làm việc xấu, nghe chuyện dở, nhìn cảnh tang thương, cần nói năng, đi đứng khoan thai...
Có mối liên hệ khăng khít giữa thai nhi với sức khoẻ và tâm trạng người mẹ, giữa thai nhi với thế giới bên ngoài, có những phản ứng "Tiếp nhận" hoặc "Chối bỏ" của thai nhi trước các tác động của ngoại cảnh.
Theo tài liệu nghiên cứu khoa học: Nhân cách con người được hình thành rất sớm, ngay từ trước khi ra đời. ý nghĩ, cảm xúc và những nỗi buồn vui của người mẹ truyền vào đứa con. Nhiều phụ nữ có thai đã biết giữ gìn tình cảm cân bằng do đó giữ được sức khoẻ cho đứa con. Những nỗi đau của người mẹ phải chịu đựng trong thời gian thai nghén ảnh hưởng mạnh tới đứa trẻ sơ sinh. Lòng thiết tha đối với đứa trẻ chưa ra đời là một biện pháp giữ gìn sức khoẻ cho đứa trẻ tốt nhất, và có ảnh hưởng quyết định tới quan hệ mẹ con sau này"...
24. Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh? Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, ao ước sắp tới con mình đẻ ra cũng được như thế thì xin một cái áo, hay cái quần, cái tã cũ của đứa bé về sửa sang lại để dùng cho con mình.
Xuất xứ là do một vài người làm, rồi bắt trước nhau, dần dần là truyền ra thành phong tục. Nguyên ngày xưa, ta chưa có những thứ vải mỏng mịn bán rộng rãi trong dân gian, thị trường toàn những vải thô bố lại nhuộm nâu, thô cứng, trẻ sơ sinh da còn non mặc dễ bị xây xát, hài nhi càng mặc đồ mới càng đau yếu. Nhà nghèo không sẵn tiền mua đã đành, nhà giàu cũng xin áo cũ cho trẻ sơ sinh là vì lẽ ấy. Trẻ thì chóng lớn, quần áo thì lâu mới rách, chỉ vài tháng sau đã quá cỡ, người ta không nỡ phá đi dùng vào việc khác nên cất giữ lại, dành cho em út. Vì vậy, người cho áo cũng cảm thấy vinh dự được người khác quý mến con mình và coi đứa bé sắp ra đời cũng có phần hơi hướng của mình.
25. Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao? Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục này phổ biến ở Bình Trị Thiên và một số địa phương ngoài Bắc, còn ở Nghệ An, Hà Tĩnh thì trừ trường hợp ở rể, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ mình.
Con gái mới lớn lên, mới sinh lần đầu tiên, trẻ người non dạ, chưa biết đi đứng, ăn uống, tắm giặt, kiêng khem ra sao, hơn nữa trong người yếu khoẻ ra sao muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, khó nói hơn với mẹ đẻ và em út mình. Còn những lần sinh sau đã có kinh nghiệm, có thể tự mình giải quyết được nhiều việc.
Phong tục, "Con so về nhà mạ" là một phong tục hay nhưng muốn giải quyết được êm đẹp cũng phải có thu xếp: Gần ngày ở cữ, mẹ chồng hoặc chàng rể sang quê ngoại thưa chuyện trước, nếu có khó khăn về kinh tế hoặc đường xá xa xôi cách trở cũng cần thảo luận với nhau về trách nhiệm cho thoả đáng, sau khi mẹ tròn con vuông, cháu cứng cáp, chàng rể cũng cần sắm một số lễ vật, nhằm ngày tốt sang tạ ơn gia tiên bên ngoại và ông bà ngoại để xin đón vợ con về. Ông bà ngoại còn cẩn thận đánh dấu vôi hoặc nhọ nồi ở trán cho cháu và các thứ bùa phép khác để các thứ tà ma ác quỷ không dám đến quấy rối cháu dọc đường.
ở Nghệ Tĩnh lại có phong tục ngược lại: Cho là sinh dữ tử lành, ngoài con dâu ra, không ai được quyền sinh trong nhà. Con gái về nhà mạ, nếu nhỡ đến kỳ động thai, trở dạ, không kịp trở về nhà chồng, sợ sinh nở dọc đường thì bố mẹ phải dựng tạm chiếc lều ở góc vườn, hoặc nếu không kịp, thì ra chuồng trâu mà đẻ.
Thiết nghĩ không cần phân tích, bạn đọc cũng thấy được phong tục nào hợp tình lý hơn.
Trường hợp đã mồ côi mạ, về nhà mạ thiếu người chăm nom thì con so cũng về nhà chồng.
26. Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính? Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún, thằng Chắt em, con Chắt ả... thường là đặt tên xấu cho dễ nuôi, đến khi lớn lên thì anh Hai, anh Ba, chị Bảy... lấy vợ lấy chồng thì anh Nhiêu, anh Đồ, chị Xã...Có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu, đến khi chết thì đặt tên hèm gọi là hiệu để cúng, người có học thì tự đặt tên tự, người có chức tước thì đặt tên thuỵ, người có chức tước học vị cao sang thường được xưng tôn theo họ, hay tên địa phương: Cụ án Mai, Cụ Tam Nguyên Yên Đổ, ông Trạng Trình, ông Tú Vĩ Xuyên, Quan Thám Nam Sơn... Đó là theo phong tục xưng hô của Trung Quốc. Trong nhiều tên gọi nhưng chỉ có tên huý là chính: Tên huý là tên đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi đi học đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi đi học.
Tại sao mới đẻ chưa đặt tên chính (tên huý)? Ngày nay đẻ ra la khai sinh, có thủ tục quản lý hộ tịch chặt chẽ. Ngày trước mỗi làng xã cúng có hương hộ lo sổ sách sinh tử, giá thú nhưng không quản lý chặt chẽ, Nhà nước chỉ quan tâm đến sổ đinh (từ 18 tuổi), sổ điền để thu thuế và bắt lính, bắt phu, vì vậy vào sổ làng càng muộn càng hay, lớn lên đỡ được vài năm thuế thân, phu phen tạp dịch.
Trong xã hội cũ, tình trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, ít có gia đình sinh năm đẻ bảy được vuông tròn, vì vậy qua các tuần cữ mới tạm yên tâm, khi đó mới đặt tên huý. Các họ mỗi năm tế tổ một lần. Trong dịp tế tổ, các gia đình có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tiên tổ và vào sổ họ cho các con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên huý chính thức, được họ hàng công nhận. Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không. Nếu có tức là phạm huý thì phải đổi tên. Không những phải tránh phạm huý tổ tiên bên nội mà còn phải tránh phạm huý can cụ ông bà ngoại mặc dầu khác họ, tránh phạm huý hiệu của thành hoàng, thánh mẫu, linh thần từng địa phương. ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời28. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào? Vấn đề này đã có lệ từ xưa, chẳng có gì mới mẻ. "Họ nào đã có nề nếp sẵn thì cứ theo lệ cũ tiến hành". Đối với những họ mới phục hồi lại việc họ, chưa vào nền nếp, chúng tôi xin mách một vài kinh nghiệm:
Yết cáo tổ tiên: Theo lệ cũ chỉ sau khi đối chiếu gia phả, kiêng kị các trường hợp phạm huý (đặt tên trùng với tên huý của tổ tiên và thân nhân gần gũi nhất, kể cả nội ngoại) mới chính thức đặt tên huý cho trẻ sơ sinh, yết cáo tổ tiên và xin vào sổ họ. Ngày nay phải làm thủ tục khai sinh kịp thời, trường hợp ở xa quê, không kịp về đối chiếu gia phả, nhỡ trùng tên huý tổ tiên trực hệ, thì tìm cách đổi, hoặc tránh gọi thường xuyên trong nhà. Lễ yếu cáo tổ tiên rất đơn giản, nén hương, cơi trầu, chén rượu cũng xong, thường kết hợp lễ tế tổ hàng năm mà yết cáo chung tất cả con cháu trong họ sinh trong năm cùng một lượt. Lễ vào số họ cũng đơn giản, cốt sao cho gia đình nghèo nhất trong họ cũng không gặp phải điều gì phiền phức. Vào sổ họ: Thứ tự sổ họ ghi theo năm sinh, ai sinh trước ghi trước, sinh sau ghi sau. Trường hợp nhiều năm bị phế khoáng nay mới lập lại sổ họ, thì phải thống kê theo đơn vị hộ gia đình hoàn chỉnh cả họ, sau đó mới lập số tiếp đối với những trẻ sơ sinh. Mẫu số: Họ Tên (Tên Huý. Tên thường gọi) con ông bà, thuộc đời thứ mấy, chi thứ mấy? Con trưởng hay con thứ mấy? Ngày tháng, năm, sinh, ngày vào sổ họ. Con gái vào sổ họ: Bất cứ trai hay gái, sau khi sinh đều có yết cáo tổ tiên, đã được tổ tiên phù trì phù hộ, nhưng nhiều họ ngày xưa không vào sổ họ đối với con gái, cho rằng "Nữ nhân ngoại tộc", con gái là con người ta, lớn lên đi làm dâu lo cơ nghiệp nhà chồng vì thế không công nhận con gái vào họ. Tuy vậy, ngay trước CM T8-1945 một số họ đã xoá bỏ điều bất công đó, con gái cũng có mọi quyền lợi nghĩa vụ như con trai. Ngày nay, trong phong trào khôi phục việc họ, xin kiến nghị các họ đặc biệt quan tâm đến con gái và nàng dâu của họ, họ nào coi trọng vai trò phụ nữ, và coi trọng vai trò người mẹ, người vợ, người cô, người chị, thì họ đó mới vững mạnh. Cả nước đang ra sức vận động kế hoạch hoá gia đình, con gái cũng như con trai, vậy nên vận dụng phong tục cũng phải phù hợp với tư duy thời đại.
| |
| | | sunflower
Bài Viết : 3 Điểm : 5187 Reputation : 0 Ngày Tham Gia : 22/09/2010 Tuổi : 35 Địa Chỉ : 49B1 Du Lich _ DHV
| | | | Khách vi Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: bài thảo luận phong tục tập quán Fri Sep 24, 2010 10:13 pm | |
| cảm ơn bạn nhé mình xẽ cố gaéng làm tốt để diễn đàn phát triển |
| | | tourismproQX
Bài Viết : 31 Điểm : 5233 Reputation : 0 Ngày Tham Gia : 05/10/2010 Tuổi : 36 Địa Chỉ : thanh hoa
| Tiêu đề: Re: bài thảo luận phong tục tập quán Tue Oct 05, 2010 8:36 pm | |
| duoc day',co gang chia se nhung gi ban biet cho moi nguoi! | |
| | | @Hạnh Phúc Ảo@ TV.Tâm Huyết
Bài Viết : 346 Điểm : 5699 Reputation : 6 Ngày Tham Gia : 20/09/2010 Tuổi : 35 Địa Chỉ : Nghĩa Thắng -Nghĩa Đàn -Nghệ An
| Tiêu đề: Re: bài thảo luận phong tục tập quán Wed Oct 06, 2010 1:14 am | |
| cái này đi học thầy giáo cho hết rồi | |
| | | Khách vi Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: bài thảo luận phong tục tập quán Thu Oct 07, 2010 9:03 am | |
| - DaoAn đã viết:
- cái này đi học thầy giáo cho hết rồi
cái này có trứoc khi thầy cho |
| | | HiVong_G7 thành viên
Bài Viết : 443 Điểm : 6009 Reputation : 5 Ngày Tham Gia : 19/09/2010 Tuổi : 35 Địa Chỉ : Hà Tĩnh
| Tiêu đề: Re: bài thảo luận phong tục tập quán Mon Nov 08, 2010 2:35 am | |
| | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: bài thảo luận phong tục tập quán | |
| |
| | | | bài thảo luận phong tục tập quán | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |