Latest topics | » nhà bạt tại hà nộiSat May 09, 2015 8:46 am by prince1993tb » cho thuê gian hàng hội chợ,gian hàng triển lãmMon Mar 16, 2015 9:15 am by prince1993tb » cung cấp đội lân sư rồng chuyên nghiệpSat Jan 31, 2015 11:39 am by prince1993tb » cung cấp DJ tại hà nộiSat Jan 31, 2015 11:39 am by prince1993tb » tổ chức sự kiện chuyên nghiệpSat Jan 31, 2015 11:38 am by prince1993tb » Tuyển sinh du học Nhật Bản 2015 đợt nhập học tháng 7/2015Sun Jan 25, 2015 10:38 pm by vietsse19 » Dịch vụ cưới hỏi trọn gói tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:22 am by prince1993tb » cho thuê cổng hơi rối hơi sự kiệnFri Dec 19, 2014 11:15 am by prince1993tb » cho thuê ô dù tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:12 am by prince1993tb » tổ chức sinh nhật cho bé yêuFri Dec 19, 2014 11:08 am by prince1993tb » cho thuê cổng hơi rối hơi sự kiệnFri Dec 19, 2014 11:06 am by prince1993tb » cho thuê âm thanh ánh sáng giá hợp lý tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:05 am by prince1993tb » cho thuê bàn ghế sự kiệnFri Dec 19, 2014 11:03 am by prince1993tb » lắp đặt nhà bạt không gian tại hà nộiFri Dec 19, 2014 11:02 am by prince1993tb » Tuyển sinh du học Nhật Bản 2015 đợt nhập học tháng 4/2015Thu Nov 13, 2014 9:43 am by vietsse19 » Cho thuê nhạc công,cho thuê MC Chú Cuội,Chị Hằng 0466868964 Cung cấp các tiết mục ca múa nhạc thiếu nhi,nhóm nhạc Họa Mi,Cánh Diều Hông 0466868964Dịch vụ cho thuê sân khấu,âm thanh,ánh sáng,tổ trức trọn gói trung thu cho bé 0979924144Sat Sep 20, 2014 3:23 pm by nguoimauachau » Tuyển sinh du học Nhật Bản 2015 đợt nhập học tháng 1Fri Sep 12, 2014 3:51 pm by vietsse19 » Cho thuê đội múa lân chuyên nghiệp hình thức đẹp mắt 0979.924.144 0466868964 Cung cấp các tiết mục ca múa nhạc thiếu nhi 0979.924.144 Cho thuê đầu lân, trang phục múa lân 0979.924.144 dịch vụ múa lân trung thu 0466868964Sat Aug 23, 2014 3:12 pm by sukienVIP85 » Cung cấp các tiết mục xiếc, ảo thuật, hề bóng, MC 0979.924.144 Cung cấp và cho thuê các nhóm hài Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Công Lý 0979.924.144 Cho thuê đội múa lân chuyên nghiệp hình thức đẹp mắt 0979.924.144 0466868964Sat Aug 23, 2014 2:59 pm by sukienVIP85 » Cho thuê xiếc khỉ, ảo thuật, nhóm múa thiếu nhi tại HN Cung cấp các tiết mục xiếc, ảo thuật, hề bóng, MC 0979.924.144 Cung cấp và cho thuê các nhóm hài Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Công Lý 0979.924.144Sat Aug 23, 2014 2:46 pm by sukienVIP85 |
Hộ Trợ Online | Admin SModeratorModerators
|
|
| TẤM LÒNG NGUYỄN DU ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG Nguyễn Du_Danh nhân văn hoá thế giới | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
sunflower
Bài Viết : 3 Điểm : 5186 Reputation : 0 Ngày Tham Gia : 22/09/2010 Tuổi : 35 Địa Chỉ : 49B1 Du Lich _ DHV
| Tiêu đề: TẤM LÒNG NGUYỄN DU ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG Nguyễn Du_Danh nhân văn hoá thế giới Tue Nov 16, 2010 5:47 pm | |
| TẤM LÒNG NGUYỄN DU ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG
Ths. Hồ Sĩ Hùy
Ts. Trần Văn Thức
Khoa Lịch sử- Trường Đại học Vinh
Nguyễn Du là một nghệ sĩ vĩ đại, một trái tim vĩ đại. Tâm sự Nguyễn Du rất phức tạp, nhưng có một điểm nổi bật, nhất quán: đó là tình yêu thương vô hạn của ông đối với con người và cuộc sống, trong đó có tấm lòng ưu ái đặc biệt đối với quê hương xứ Nghệ.
Nguyễn Du cất tiếng khóc chào đời ở phường Bích Câu, Thăng Long. Năm lên 6 tuổi, Nguyễn Nghiễm về trí sĩ, Nguyễn Du mới theo cha mẹ về quê hương Tiên Điền. Năm lên 10 tuổi cha mất; lên 14 tuổi mẹ cũng qua đời. Nguyễn Du sống với người anh cả Nguyễn Khản bấy giờ đang giữ chức Tả thị lang bộ Hình kiêm Hiệp trấn Sơn Tây.Năm 18 tuổi (1783),ông thi đậu Tam trường (Tú tài) ở trường Sơn Nam và năm 21 tuổi (1786) rời quê bước vào hoạn lộ với chức Chánh thủ hiệu Thái Nguyên. Nhưng ngay sau đó nghĩa quân Tây Sơn kéo ra Bắc, chính sự rối ren...Hai người anh ruột ông là Nguyễn Điều, Nguyễn Khản lần lượt nhuốm bệnh mất (tháng 7 và tháng 9/1786). Một người anh khác là Nguyễn Quýnh thì bị quân Tây Sơn bắt, không chịu khuất phục rồi bị giết (năm 1791). Người anh cùng mẹ thân thiết hơn ông 4 tuổi là Nguyễn Nễ cùng người anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn thì đều ra làm quan cho Tây Sơn (từ năm 1789). Bản thân Nguyễn Du năm 1788 từng chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng không kịp; năm 1796 lại toan vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh nhưng việc tiết lộ, bị bắt. Nguyễn Nễ xin cho mới được tha. Trong khoảng 10 năm gió bụi (1786 – 1795) trốn tránh Tây Sơn, Nguyễn Du chủ yếu nương náu ở quê vợ xã Hải An, huyện Quỳnh Côi, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam. 25 bài thơ mở đầu Thanh Hiên thi tập sáng tác vào dịp này trong đó gần nửa số bài nhắc đến nỗi nhớ quê hương da diết. Có lúc nỗi nhớ khiến ông tuôn trào nước mắt:
Quê nhà trong cơn binh lửa, mình ở xa ngàn dặm, nước mắt tuôn rơi/ Bạn bè, bà con chỉ còn lại mấy hàng thư dưới đèn (Xua nỗi buồn) (1)
Từ năm 1796 cho đến trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn (1802), ông sống ở quê nhà. Ông tự gọi mình là Hồng Sơn liệp hộ (phường săn núi Hồng) và Nam Hải điếu đồ ( nhà chài bể Nam) và lấy cảnh sông núi làm vui. Nhà thơ tự nhủ mình :
Núi Hồng một màu soi bóng xuông làn nước phẳng/ Nơi thanh tú tĩnh mịch này kẻ hàn sĩ có thể ở được (Tạp thi)
Trong một bài thơ tặng bạn, ông lại viết: Chớ lo hẻo lánh không bầu bạn/ Cảnh sẵn Hồng Lam đủ vịnh ngâm (Tặng Thực Đình)
Có lúc ông còn say sưa ca ngợi sông núi quê hương hết lời trong một bài thơ khác trả lời bạn: Hồng Lam cảnh đẹp khôn lường/ Tùy anh gom góp làm chương vịnh đề (Trả lời anh Thực Đình)
Sông Lam, núi Hồng và phong cảnh làng quê Nguyễn Du đẹp thật, nhưng cũng cần chú ý thêm: đây là vùng đất cát pha cằn cỗi ở gần biển. Đời sống của nhân dân trong xã hội cũ vốn đã cơ cực thì ở đây lại càng cơ cực hơn. Những năm Nguyễn Du về sống ở quê nhà, đời sống của nhà thơ khá chật vật. Những bài thơ ông làm dịp này luôn luôn nói đến cuộc sống nghèo đói, bệnh tật:
Cạnh gối có chồng sách đỡ tấm thân bệnh tật/ Trước đèn ngồi uống chén rượu cho vẻ mặt tiều tụy tươi lên/ Suốt ngày bếp không đỏ lửa... (Tạp ngâm)
Tư tưởng Nguyễn Du bế tắc muốn dẫn dắt ông đến chỗ ẩn dật, thoát ly nhưng tình cảm trong sáng, lành mạnh của nhà nghệ sĩ vĩ đại lại kéo ông về với cuộc sống trần tục, với những vẻ đẹp rực rỡ của tạo vật , của con người ở quê hương và khiến ông không thể làm ngơ trước nỗi thống khổ của nhân dân lao động.
Trước hết nhà thơ xót thương những người có tài và có tình như các nữ ca sĩ đất La Thành (thành Nghệ An) xinh đẹp như từ cõi tiên xuống mà bạc mệnh:
Non Bồng sa xuống một cành xinh/ Sắc đẹp màu xuân nức sáu thành/ Thiên hạ ai thương người bạc mệnh? (Viếng ca nữ đất La Thành)
Công bằng mà nói, trong nỗi xót thương đó có cả nỗi ngậm ngùi cho chính bản thân nhà thơ, bởi vì cuộc đời các ca nữ tài hoa rất gần gũi cuộc đời tác giả. Điều đáng quý hơn là Nguyễn Du còn đặc biệt xót thương những người lao động nghèo khổ ở quê hương mình, những người đầu tắt, mặt tối “đòn gánh tre chín dạn hai vai” (Văn chiêu hồn).
Đầu năm 1805, sau khi cáo quan về nghỉ mấy tháng lại nhận chỉ vào Kinh nhận chức Đông các học sĩ, đi qua núi Phượng Hoàng, ông đã từng viết:
Đêm trọ giữa đồng quê gặp bác hái củi/ Thương nhau không cứ ở chỗ giống nhau. (Buổi sáng trên đường qua núi Phượng Hoàng).
Ông hết lòng lo sợ cho nỗi hiểm nghèo của những người dân quê hương xứ Nghệ qua lại làm ăn trên sông Lam mùa nước lũ:
Ta trông đầu sông Lam/ Tấc lòng thường áy náy/ Không may lỡ sẩy chân/ Chìm lỉm sâu tận đáy/ Cớ sao người thế gian/ Nguy hiểm không sợ hãi?/ Người trước ào ào đi, / Người sau ùn ùn tới. / Lòng trời vốn thương người/ Sao nỡ để thế mãi? ...
Rồi nhà thơ ước mơ:
Muốn đem Thiên Nhẫn sơn/ Lấp bằng sông Lam lại. (Lam giang).
Ở đây tấm lòng nhà thơ rất gần gũi với tấm lòng của Đỗ Phủ (712 – 770), Bạch Cư Dị (772 – 840), các nhà thơ Trung Hoa vĩ đại rất mực yêu nước thương dân.
Đã từng nhiều năm ôm mối cô trung với nhà Lê, nhưng một người có “con mắt nhìn thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (lời Mộng Liên Đường) như ông hẳn đã thấy rõ sự mục nát của triều đình Lê – Trịnh, sự tầm thường, hèn hạ của Lê Chiêu Thống. Ông theo Gia Long ngay từ buổi đầu và làm quan với nhà Nguyễn cho đến lúc mất, tính đúng 19 năm; trừ 4 lần xin về quê tạm nghỉ, lần dài nhất là 6 tháng, còn các lần khác chỉ một vài tháng rồi lại ra làm việc. Hoạn lộ của ông khá hanh thông, đúng như nhận xét của Hoài Thanh: “Nguyễn Du thật thà đi theo nhà Nguyễn. Ông làm quan tới chức tham tri và 2 lần được làm chánh sứ. Không phải vô cớ mà nhà Nguyễn tin dùng ông đến thế”.(2)
Nhưng Nguyễn Du là một ông quan khác người, một ông quan bất đắc chí. Gia phả chép: “...Ông giữ chức cai bạ 4 năm, chính sự giản dị, không cần tiếng tăm, nên được sĩ phu và nhân dân yêu mến”... “Dẫu làm quan đến chức á khanh mà ông vẫn giữ vẻ thanh nhã đơn giản như một người học trò nghèo”. Có lẽ cuộc sống nơi quyền môn không thích hợp với ông. Ông đã từng viết: Trên trường danh lợi, buồn hay vui cũng không được tự nhiên. (Xuân tiêu lữ thứ), hoặc: “không bệnh mà lưng cứ lom khom” (Thu chí) . Bởi vậy,ông luôn luôn mơ ước được trở về quê hương, được sống giữa những người dân quê nghèo nhưng chất phác, tốt bụng; được lắng nghe lời ăn tiếng nói của họ:
Câu hát thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng dâu, trồng gai (Thanh minh ngẫu hứng)
Có lúc ông đã từng thèm được như ông già nông thôn nọ:
Ông già thôn quê ngồi trong nhà, nhàn rỗi quá/ Chỉ vì bình sinh không đọc sách. (Lạng Sơn đạo trung)
Xa quê, gặp năm thiên tai, nỗi lo trước hết của Nguyễn Du chính là nỗi lo cho những người nông dân lam lũ quê nhà:
Quê hương nắng hạn lâu ngày làm hại cho việc nhà nông (Ngẫu hứng)
Lúc làm cai bạ ở Quảng Bình, biết tin nhân dân quê nhà bị nạn đói, ông đã làm thơ tặng bạn là Ngô Nhân Tĩnh có ý nhờ bạn xin giảm thuế cho dân quê mình. Lúc tiễn bạn ra nhận chức hiệp trấn ở Nghệ An, ông không giấu nổi nỗi mừng cho nhân dân quê hương:
Tính ông đạm bạc sẽ thể hiện vào chính sự/ Trời vì nhân dân nên chưa cho ông được nhàn rỗi/ Trông về núi Hồng ở phía Bắc thấy ngôi sao nhân đức hiện lên/ Từ phương trời xa tôi nâng cốc chúc mừng quê hương tôi (Tiễn ông Ngô Nhữ Sơn ra làm hiệp trấn ở Nghệ An)
Nỗi nhớ quê hương của Nguyễn Du là nỗi nhớ của một ông quan nghèo luôn gắn liền trách nhiệm đối với gia đình:
Nhà mười miệng trẻ đang kêu đói ở phía Bắc Hoành Sơn/ Ta một mình đau ốm nằm ở phía Đông đế thành (Ngẫu đề)
Có lúc nỗi nhớ lên tiếng gọi khẩn thiết:
Nếu quả thiết tha nhớ rau thuần, cá vược/ Thì chẳng cần đợi gió thu mới muốn về (Ngẫu hứng)
Kể cả lúc đường đường là một vị chánh sứ, đi đến đâu cũng được đón tiếp long trọng mà nỗi nhớ quê nhà vẫn khiến ông buồn bã thở than:
Quê hương mịt mù xa tám nghìn dặm/ Công danh lận đận mãi trong đám bụi/ Cùng nhau chỉ hoa mai báo tin xuân/ Nhưng xuân đâu có đến với người ở đất khách (Dọc đường đi An Huy)
Mảnh đất xứ Nghệ phong phú ca dao, dân ca đã góp phần làm giàu ngôn ngữ thi hào dân tộc. Con người xứ nghệ thích sống nội tâm, thật thà, dũng cảm, làm nhiều mà nói ít cũng in đậm nét trong con người Nguyễn Du và cả các nhân vật chính trong Truyện Kiều. Tìm hiểu tấm lòng Nguyễn Du đối với quê hương, chúng ta có dịp hiểu thêm tác giả và tác phẩm Truyện Kiều, đồng thời củng cố thêm niềm tự hào chính đáng đối với quê hương xứ Nghệ của chúng ta!
CHÚ THÍCH:
(1) (2) Tất cả thơ văn và các tư liệu về Nguyễn Du ở bài này đều lấy từ cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nhóm biên soạn: Lê Thước, Trương Chính...Nxb Văn học, In lần thứ 2, H.1978 và cuốn Nguyễn Du niên phổ và tác phẩm do Nguyễn Thạch Giang – Trương Chính biên khảo và chú giải. Nxb Văn hóa Thông tin H. 2001. | |
| | | Khách vi Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: TẤM LÒNG NGUYỄN DU ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG Nguyễn Du_Danh nhân văn hoá thế giới Tue Nov 16, 2010 6:41 pm | |
| tài liệu đày đủ tên tuổi nguời viết kaka thật là pro |
| | | | TẤM LÒNG NGUYỄN DU ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG Nguyễn Du_Danh nhân văn hoá thế giới | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |